Trang chủ / Blog / Bạc Liêu: Mô Hình Tận Thu Chất Thải Tôm Để Nuôi Cá

Bạc Liêu: Mô Hình Tận Thu Chất Thải Tôm Để Nuôi Cá


Ứng dụng nuôi tôm biofloc trong bể tròn vách đứng, anh Long Văn Nghĩa (thành phố Bạc Liêu) đã sáng tạo cách tận thu nguồn chất thải tôm từ mô hình này để làm thức ăn nuôi cá kèo.

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CHÂU ÂU

Nuôi tôm siêu thâm canh theo phương pháp biofloc 


Trong nuôi tôm, nguồn chất thải là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.  Với cách nuôi tôm siêu thâm canh theo phương pháp biofloc, gia đình anh Nghĩa  vừa thu được sản lượng tôm lớn, dễ gom chất thải hàng ngày để tận dụng nuôi cá kèo, đồng thời có thể tái sử dụng gần như toàn bộ nguồn nước. Hiện, hệ thống ao nuôi của anh Nghĩa gồm 4 hồ nuôi dạng tròn. Diện tích mặt nước khoảng 500 m2 một hồ. Các hồ lót bằng bạt nhựa HDPE một ly độ bền lý thuyết khoảng 10 năm. Anh dùng bể tròn, vách đứng để nuôi tôm siêu thâm canh theo phương pháp biofloc.

Theo anh Nghĩa giải thích, con tôm chỉ hấp thu tối đa 38% thức ăn, hơn 60% còn lại là nitro bị thải ra môi trường - nguyên nhân chính gây ô nhiễm. Trong khi đó, cá kèo ăn tạp, chủ yếu thức ăn là chất hữu cơ phân hủy nên có thể sử dụng lại phân tươi của tôm thu gom hàng ngày làm thức ăn. Mô hình này được anh Nghĩa áp dụng hơn một năm nay không chỉ giúp làm sạch nước, có thêm thu nhập từ cá kèo mà còn giảm chi phí xử lý chất thải nuôi tôm.


Bạc Liêu: Mô Hình Tận Thu Chất Thải Tôm Để Nuôi Cá