Trang chủ / Blog / BÍ QUYẾT NÀO ĐỂ NUÔI TÔM MÙA LẠNH ĐẠT NĂNG SUẤT?

BÍ QUYẾT NÀO ĐỂ NUÔI TÔM MÙA LẠNH ĐẠT NĂNG SUẤT?


Thời tiết hiện nay đang xuất hiện không khí lạnh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và cả các loài thuỷ sản, vật nuôi. Ở lĩnh vực thuỷ sản, đặc biệt là với tôm, thường phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn khi thời tiết thay đổi vì tôm là loài khó nuôi, dễ nhiễm bệnh bởi các yếu tố bên ngoài. Chính vì thế nuôi tôm mùa lạnh luôn là vấn đề gian nan của bà con. Bài viết này sẽ mang đến cho bà con những thông tin về những lưu ý khi nuôi tôm mùa lạnh để bà con có thêm trang bị trong quá trình nuôi tôm của mình.

Ảnh hưởng

Mùa lạnh nhiệt độ nước ao nuôi xuống thấp (đặc biệt nhanh khi sử dụng sục khí). Trong khi đó, đặc điểm của tôm nuôi chỉ thích hợp với nhiệt độ từ 25 – 320C, khi nhiệt độ xuống dưới 200C, sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến con tôm như:

  1. Giảm khả năng miễn dịch: Khi nhiệt độ giảm, hệ miễn dịch của tôm suy yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm các bệnh do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ra. 
  2. Giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn: Ở nhiệt độ thấp, quá trình trao đổi chất của tôm diễn ra chậm hơn, dẫn đến tôm khó tiêu hóa và hấp thu thức ăn, gây ra tình trạng chậm lớn, còi cọc. 
  3. Thay đổi hành vi: Tôm trở nên ít hoạt động, lờ đờ, chán ăn và thường tập trung ở những nơi có nhiệt độ cao hơn trong ao như đáy ao khiến tôm dễ tiếp xúc với các khí độc và mầm bệnh.
  4. Tăng nguy cơ sốc nhiệt: Mặc dù nghe có vẻ ngược đời, nhưng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ thấp lên cao cũng có thể gây sốc nhiệt cho tôm, khi nhiệt độ biến động giữa ngày và đêm cao làm tôm dễ bị stress. 
  5. Ảnh hưởng đến chất lượng nước: Nhiệt độ giảm làm tăng độ nhớt của nước, giảm khả năng hòa tan oxy trong nước, gây khó khăn cho tôm trong việc hô hấp. Đồng thời, quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra chậm hơn, dẫn đến tích tụ chất thải, amoniac, nitrit trong ao.
  1. Những khuyến cáo khi nuôi tôm mùa lạnh
    • Cải tạo – chuẩn bị ao
    • Đối với ao bạt: tiến hành chà rửa đáy ao, thay bạt nếu cần. Nên phơi ao thêm khoảng 3 ngày so với bình thường vì trời lạnh đáy ao lâu khô
      Tránh lấy nước vào những ngày gió mùa vì lúc này nước chứa nhiều mầm bệnh, cặn bã. Nếu phải lấy nước thì cho vào ao lắng khoảng 6 ngày rồi mới cấp vào ao nuôi.
      Đối với ao đất: cải tạo đáy ao, diệt tạp kỹ hơn, vì trong mùa lạnh các loài cua, ốc,… sẽ đào hang sâu hơn bình thường. Cải tạo ao xong, bà con tiến hành lấy nước vào cao hơn bình thường khoảng 20cm. Nếu mực nước quá thấp nhiệt độ sẽ dễ giảm, làm tôm chậm lớn.
      Cải tạo đáy ao kỹ lưỡng chính là bước quan trọng để đảm bảo việc nuôi tôm mùa lạnh không chịu nhiều tác động xấu.
    • Thả giống
    • Không nên thả tôm khi nhiệt độ nước dưới 20°C để tránh các bệnh như đốm trắng, vibrio và phát sáng. Tôm nên được giữ ở trại giống đến khi thời tiết ổn định. Thả tôm vào khoảng 11 đến 12 giờ trưa khi thời tiết ấm nhất để tôm nhanh chóng thích nghi với môi trường ao nuôi.
    • Thức ăn
    • Chọn thức ăn chất lượng cao, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa phù hợp với kích thước và nhu cầu của tôm. Giảm lượng thức ăn xuống khoảng 40 – 50% lượng thường ngày, cho đến khi nhiệt độ ổn định lại thì mới cân nhắc để điều chỉnh tăng lên lại.
      Trong những ngày nhiệt độ giảm mạnh, nên giảm hoặc ngừng cho ăn hẳn để hạn chế dư thừa, tồn đọng thức ăn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước. Bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ như Vitamin C, men tiêu hóa… nhằm tăng sức đề kháng cũng như hấp thu của tôm. 
    • Quản lý môi trường
    • Duy trì độ mặn ổn định từ 15 đến 25 phần nghìn, độ pH từ 7,5 đến 8,5, độ kiềm từ 100 đến 150 mg/l và độ oxy hòa tan trên 4 mg/l. Giữ nồng độ NH3 dưới 0,5 mg/l, NO2 dưới 0,1 mg/l và H2S dưới 0,05 mg/l để tránh ngộ độc cho tôm.
      Định kỳ 5 – 7 ngày tiến hành diệt khuẩn bằng BKC hoặc Iodine.
      Nuôi tôm mùa lạnh có nhiều vấn đề cần lưu ý, để không bỏ sót dấu hiệu bất thường nào, bà con nên kiểm tra các yếu tố môi trường thường xuyên. Nếu phát hiện hiện tượng lạ, vượt quá khả năng xử lý, bà con cần liên hệ ngay cho các chuyên gia để được tư vấn giải pháp kịp thời. Không nên sử dụng kháng sinh, hóa chất để xử lý, vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi vừa gây hại cho môi trường.
      Hãy liên hệ Thủy sản Châu âu để được tư vấn và hổ trợ sớm nhất!


BÍ QUYẾT NÀO ĐỂ NUÔI TÔM MÙA LẠNH ĐẠT NĂNG SUẤT?