Trang chủ / Blog / CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TÔM VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TÔM VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT


Nuôi tôm là một ngành có tiềm năng kinh tế lớn, nhưng để đạt hiệu quả cao, người nuôi cần có kiến thức sâu rộng về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Bài viết này sẽ tập trung vào các vấn đề phổ biến trong nuôi tôm và cách giải quyết, giúp người chăn nuôi tối ưu hóa hiệu suất nuôi trồng, phòng tránh những rủi ro gây ra thất bại và hướng tới lợi nhuận bền vững. 

Chất Lượng Nước Ở Ao Nuôi

Chất lượng nước đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tôm. Ví dụ như để tôm sống trong nước bị ô nhiễm hoặc không đạt các tiêu chuẩn về độ pH, hàm lượng oxy hòa tan, độ mặn sẽ dễ gây “stress” cho tôm, làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ tôm bị bệnh.

Để kiểm soát chất lượng nước, người nuôi cần theo dõi thường xuyên các thông số quan trọng, như pH (6.5 - 8.5), hàm lượng oxy (đảm bảo > 5 mg/L) và độ mặn (10-25 ppt). Bên cạnh đó, sử dụng hệ thống lọc sinh học và bổ sung oxy khi cần thiết cũng là cách hiệu quả để giữ chất lượng nước ổn định. Hơn nữa, thay nước thường xuyên theo chu kỳ có thể giúp loại bỏ các chất độc tích tụ.

Các Dịch Bệnh Ở Tôm

Dịch bệnh là một trong những mối đe dọa lớn nhất trong nuôi tôm. Một số bệnh phổ biến là bệnh đốm trắng, bệnh đỏ thân, cong thân, đục cơ và bệnh hoại tử gan tụy. Các bệnh này có thể lan nhanh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Bệnh đốm trắng ở tôm

Để phòng ngừa dịch bệnh, trước hết cần chọn tôm giống sạch bệnh và chất lượng từ các cơ sở uy tín. Thường xuyên vệ sinh ao nuôi và theo dõi sức khỏe của tôm để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh. Khi có dấu hiệu của bệnh, cách ly ngay các cá thể bị nhiễm và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp như dùng kháng sinh theo hướng dẫn hoặc chuyển tôm sang khu vực nuôi an toàn hơn.

Thức Ăn Và Dinh Dưỡng

Cung cấp đúng loại thức ăn, đủ dưỡng chất là một yếu tố quan trọng giúp tôm phát triển khỏe mạnh. Nguồn thức ăn không đảm bảo chất lượng cũng có thể làm giảm hiệu suất nuôi và gây ô nhiễm môi trường ao. Tuy nhiên, cho ăn quá nhiều hay quá ít đều gây ra hậu quả không mong muốn.  

Cần cho ăn đúng liều lượng và đúng với giai đoạn phát triển của tôm

Bà con nuôi tôm cần lựa chọn các loại thức ăn phù hợp, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa để tôm phát triển tốt nhất. Nên cho tôm ăn đúng liều lượng, không dư thừa để tránh ô nhiễm môi trường nước. Tỷ lệ cho ăn nên điều chỉnh theo giai đoạn phát triển của tôm, và tăng cường kiểm soát việc phân bố thức ăn đều trong ao để tất cả cá thể đều nhận đủ thức ăn.

Mật Độ Thả Nuôi Quá Cao

Một số người nuôi tôm thường cho nuôi nhiều tôm thì sẽ gia tăng sản lượng cũng như lợi nhuận. Tuy nhiên, mật độ thả quá cao có thể làm tôm bị căng thẳng, dễ mắc bệnh và tốc độ sinh trưởng không đồng đều.

Để đảm bảo tôm có không gian phát triển thoải mái và tối ưu, mật độ thả thích hợp thường dao động từ 100 - 150 con/m² tùy vào loại tôm và kích thước ao nuôi. Việc thả tôm ở mật độ thích hợp sẽ giúp hạn chế sự cạnh tranh về thức ăn và oxy, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh do điều kiện sống không đạt chuẩn.

Biến Động Nhiệt Độ Và Môi Trường

Nhiệt độ và điều kiện môi trường bất ổn là nguyên nhân lớn gây stress cho tôm, khiến chúng yếu đi và dễ mắc bệnh. Khi nhiệt độ tăng cao hay giảm đột ngột, tôm không kịp thích nghi sẽ bị sốc, gây ra tỷ lệ chết cao.

Cần phòng tránh những tác động xấu từ môi trường

Để kiểm soát nhiệt độ, nên che chắn ao nuôi khi trời nắng gắt và bổ sung oxy nếu nhiệt độ tăng cao. Đồng thời, cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ nước, nhất là trong thời điểm giao mùa. Cải thiện môi trường sống ổn định, như che phủ ao, kiểm soát ánh sáng và dùng hệ thống sục khí sẽ giúp tôm ít bị ảnh hưởng bởi biến động nhiệt độ.

Hệ Thống Ao Nuôi

Bà con cần cân nhắc đầu tư cấu trúc ao nuôi và hệ thống quản lý nước nhằm tạo điều kiện sống tốt nhất cho tôm. Một số hệ thống ao nuôi không đạt tiêu chuẩn dễ làm tích tụ chất thải, gây ô nhiễm nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

Cải tiến hệ thống ao nuôi bằng cách xây dựng ao có độ sâu từ 1,2 - 1,5m để dễ quản lý nhiệt độ và oxy. Trang bị thêm hệ thống lọc nước và thiết kế hệ thống thoát nước hợp lý để giảm thiểu tích tụ chất thải. Ao nuôi nên được vệ sinh định kỳ, nạo vét bùn đáy và xử lý nước thải để duy trì môi trường sống trong lành cho tôm.

Kết Luận

Việc nuôi tôm không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn là sự chú tâm trong việc quản lý môi trường ao nuôi, thức ăn và sức khỏe của tôm. Bằng cách nắm vững các giải pháp cho từng vấn đề phổ biến trên, người nuôi sẽ có thể giảm thiểu các nguy cơ thất bại, đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TÔM VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT