Trang chủ / Blog / Thị Trường Tôm Châu Á: Thoát Cơn Khủng Hoảng Giá

Thị Trường Tôm Châu Á: Thoát Cơn Khủng Hoảng Giá


- Ngành tôm toàn cầu chính thức bước vào cuộc khủng hoảng giá, thị trường ảm đạm nhưng các hãng chế biến và người nuôi tại nhiều quốc gia nuôi tôm chính đều đang nỗ lực mở lối thoát riêng.

Giá thấp kỷ lục

- Satasap Viriyanantawanit, Tổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Siam Canadian cho biết, giá tôm đã ở mức thấp nhất trong 40 năm qua. Từ đầu năm tới nay, hầu hết các nhà máy chế biến lỗ ít nhất 50% so cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia dự báo, giá tôm có thể chạm đáy vì nhiều công ty nhập khẩu tôm với quy mô lớn chưa có động thái mua hàng và vẫn chờ giá giảm sâu hơn.

 

- Giá tôm tại Ấn Độ cũng giảm mạnh khiến nhiều hộ nuôi rơi vào cảnh cùng quẫn và buộc phải biểu tình kêu gọi Chính phủ có biện pháp tháo gỡ khó khăn. Thị trường rối loạn khi giá tôm Ấn Độ và Indonesia giảm mạnh hơn giá tôm tại Thái Lan. Nhiều hãng chế biến và xuất khẩu tôm Thái Lan mất hết đơn hàng. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, Mỹ đã nhập khẩu 11.305 tấn tôm từ Thái Lan, giảm từ mức 15.099 tấn từ cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức giảm 25% theo Cục Quản lý Khí tượng và Đại dương quốc gia Mỹ (NOOA).

 

- Chính sự sụt giảm mạnh giá tôm nguyên liệu đã khiến nhiều người nuôi tôm tại Thái Lan bị sốc vì lỗ nặng. Họ thúc giục các hãng chế biến phải trả giá cao hơn nhưng thực tế, với mức giá như hiện nay, tôm Thái Lan vẫn không đủ sức cạnh tranh với tôm Ấn Độ và Indonesia. Thời gian tới, các hãng chế biến cũng chỉ có khả năng hòa vốn để duy trì tồn tại.

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CHÂU ÂU

 

Vượt bão khủng hoảng

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CHÂU ÂU


- Khi giá tôm trên thị trường quốc tế lao dốc, các chuyên gia tại một số nước nuôi tôm như Ấn Độ đã đề xuất đánh giá những thay đổi trong tiêu dùng tôm nội địa nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nội địa và giải cứu nông dân. Nguồn cung tôm trên toàn cầu dư thừa dẫn đến giá tôm Ấn Độ giảm mạnh tới gần 60% trong 4 năm qua. Aquaconnect (mạng lưới nuôi trồng thủy sản lớn nhất Ấn Độ) phân tích, ngành tôm Ấn Độ có thể học hỏi các hãng sản xuất tôm Mỹ Latinh thường xuyên xúc tiến tiêu dùng sản phẩm tôm tại thị trường nội địa qua các chiến dịch truyền thông trên báo chí, truyền thanh và truyền hình. Tại Brazil, Bộ Nuôi trồng Thủy sản chịu trách nhiệm thúc đẩy tiêu dùng nội địa và hiện tiêu dùng thủy sản trên đầu người của Brazil đạt 9 kg/người/năm; đồng thời, áp dụng các chính sách thay thế nhập khẩu bằng các loài thủy sản sản xuất nội địa. Một tín hiệu lạc quan cho ngành tôm Ấn Độ, từ tháng 5/2018, Chính phủ bang Andhra Pradesh đã bắt đầu can thiệp vào vấn đề giá tôm tại ao nuôi thấp hơn chi phí sản xuất, sau khi các nhà đóng gói tôm thất bại trong đảm bảo giá tôm tối thiểu cho nông dân.

 

- Tại Thái Lan, Công ty thức ăn chăn nuôi của Thái Lan, Charoen Pokphand Foods (CP Foods) đang giảm chi phí sản xuất cho người nuôi tôm trong bối cảnh khủng hoảng giá. Cụ thể, CP Foods giảm giá tôm giống 0,19 bạt xuống 0,16 bạt trong khi bao thức ăn nuôi tôm 25 kg sẽ giảm giá xuống 25 bạt (0,79 USD). Các hình thức giảm giá này sẽ được áp dụng từ 4/5 đến 30/6. CP Foods cũng cam kết hỗ trợ nông dân giảm chi phí nuôi tôm bằng cách giảm chi phí nguyên liệu đầu vào nhằm hỗ trợ người nuôi tiếp tục sản xuất và giúp ngành tôm Thái Lan dần vượt qua khủng hoảng. Dường như Thái Lan đang học hỏi ngành cá hồi Na Uy khắc phục khó khăn từ cuộc khủng hoảng giá vào những năm 1990.

 

- Ngành tôm Thái Lan cũng đang vận dụng những chiến lược truyền thông nhằm vào lịch sử ngành tôm nuôi chất lượng. Chính phủ nước này cũng thực hiện chiến dịch “thúc đẩy giá bán tôm cho nông dân” mà không cần khoản hỗ trợ tài chính nào. Poj Aramwattananont, Chủ tịch TFFAT chia sẻ: “Chúng tôi phải nỗ lực hành động ngay nếu không nông dân sẽ ngừng nuôi tôm”.

 

- Tuy nhiên, hiện nay cả Thái Lan, Ấn Độ và Bangladesh đã hoàn tất vụ thu hoạch và giảm diện tích nuôi tôm vụ mới do thua lỗ; trong khi, sản xuất tôm Trung Quốc bị gián đoạn do thời tiết xấu dẫn đến khả năng thiếu hụt nguồn cung tôm toàn cầu cho quý III và quý IV. Do đó, những nước nuôi tôm còn lại, trong đó có Việt Nam vẫn nên kiên trì nuôi tôm, phát triển vùng nuôi mật độ thấp hơn để hướng đến sự bền vững.