NHỮNG LỖI HAY GẶP KHI CHĂN NUÔI THỦY SẢN VÀ GIẢI PHÁP
Khi lấn thân vào bất kỳ lĩnh vực gì, ai cũng nên trang bị cho mình những kiến thức nhất định về các thách thức, khó khăn trong lĩnh vực đó. Những người chăn nuôi thủy sản cũng không ngoại lệ, họ cần phải biết rõ về các lỗi hay gặp khiến quá trình chăn nuôi bị gián đoạn, chất lượng thủy sản kém, không đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra, Thủy sản Châu Âu cũng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm giúp phòng tránh và giải quyết khi người nuôi đã lỡ mắc phải những lỗi này.
Chọn Giống Kém Chất Lượng
Một trong những sai lầm lớn nhất trong chăn nuôi thủy sản là việc chọn con giống có nguồn gốc không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo. Việc này không chỉ gây ra sự hao hụt mà còn đem lại rủi ro lớn về dịch bệnh. Giống cá, tôm kém chất lượng có thể mang theo các mầm bệnh tiềm ẩn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước.
Để đảm bảo chất lượng giống, người nuôi cần chọn mua từ các nhà cung cấp uy tín, có giấy chứng nhận kiểm định. Ngoài ra, cần tiến hành kiểm tra sức khỏe giống trước khi thả vào ao nuôi, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Cho Ăn Sai Cách
Cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều có thể là vấn đề. Việc cho ăn quá mức không chỉ làm tăng chi phí thức ăn mà còn khiến thức ăn thừa tích tụ dưới đáy ao, gây ô nhiễm nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của thủy hải sản. Ngược lại, thủy sản không có đủ thức ăn thì sẽ không phát triển tốt, suy dinh dưỡng, chậm lớn.
Cho ăn phải đúng, đủ và phù hợp với giai đoạn phát triển của thủy sản
Bà con nên thực hiện quá trình cho ăn theo đúng hướng dẫn, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của thủy sản. Ngoài ra cũng có thể tùy chỉnh chế độ ăn trong một vài trường hợp đặc biệt.
Quản Lý Chất Lượng Nước Không Đảm Bảo
Chất lượng nước là yếu tố sống còn trong chăn nuôi thủy sản. Nếu không quản lý tốt, nước trong ao dễ bị ô nhiễm, dẫn đến việc giảm nồng độ oxy, tích tụ độc tố và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Ngoài ra, nhiều người nuôi chưa có kiến thức cũng như chưa chú trọng đến việc thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh các thông số nước như pH, độ mặn, nồng độ oxy hòa tan.
Người nuôi cần sử dụng các thiết bị đo đạc chuyên dụng để theo dõi liên tục các chỉ số của nước. Ngoài ra, cần thay nước định kỳ, sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để cải thiện chất lượng nước và ngăn ngừa sự phát triển của tảo độc và vi khuẩn.
Lỗi Trong Việc Quản Lý Mật Độ Nuôi
Mật độ nuôi quá cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến dịch bệnh trong ao nuôi. Khi mật độ nuôi vượt quá ngưỡng khuyến nghị, không gian sống của vật nuôi bị hạn chế, nước nhanh chóng bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Điều này thường gặp ở các hộ nuôi muốn mở rộng quy mô, tăng sản lượng nhưng không có đủ kiến thức cần thiết gây tác động xấu.
Cần phải tính toán mật độ nuôi một cách cẩn thận
Nhìn chung, mật độ thả nuôi cần được tính toán cẩn thận dựa trên diện tích và khả năng tự làm sạch của ao. Ngoài ra, nước trong ao nuôi cần phải lưu thông tốt để đảm bảo cung cấp đủ không khí và oxi cho vật nuôi.
Bảo Quản Và Sử Dụng Sản Phẩm Khử Trùng Sai
Việc sử dụng và bảo quản các sản phẩm khử trùng không đúng cách có thể gây hại cho thủy hải sản và môi trường nước. Nhiều người nuôi có thói quen sử dụng quá liều hoặc không đúng liều lượng khuyến nghị, dẫn đến việc dư thừa hóa chất trong nước, gây tác dụng ngược đến sức khỏe của vật nuôi. Vì thế, người nuôi cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng sản phẩm khử trùng và các chế phẩm sinh học.
Lỗi Trong Thiết Kế Và Xây Dựng Ao Nuôi
Thiết kế và xây dựng ao nuôi không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề về quản lý nước, hệ thống thoát nước và vệ sinh ao. Ao nuôi quá nông hoặc không có hệ thống thoát nước tốt dễ bị ô nhiễm và khó quản lý môi trường nước. Thêm vào đó, hệ thống thoát nước phải được thiết kế thông minh để đảm bảo việc thay nước dễ dàng và vệ sinh ao thuận tiện.
Thiết kế của ao nuôi đòi hỏi phải đáp ứng được nhiều yêu cầu
Kết Luận
Trên đây là những sai lầm phổ biến khi chăn nuôi thủy sản. Nắm rõ những kiến thức này, người chăn nuôi có thể phòng tránh những nguy cơ thất bại để quá trình làm nghề được suôn sẻ, mô hình nuôi trồng ngày càng hiệu quả về kinh tế. Ngoài ra, người chăn nuôi cũng dễ dàng tìm ra hướng giải quyết phù hợp khi gặp phải những vấn đề tương tự.
Để được tư vấn chi tiết hơn về các sản phẩm công nghệ sinh học, cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành chăn nuôi thủy sản, Quý khách có thể liên hệ với Thủy sản Châu Âu qua hotline: 093 925 62 52.