KHÍ ĐỘC NO2 TRONG AO NUÔI TÔM: NHẬN BIẾT, TÁC HẠI VÀ CÁCH XỬ LÝ
Nitrite (NO2) là một "kẻ giết người thầm lặng" luôn rình rập trong ao tôm, đe dọa trực tiếp đến thành công của vụ nuôi. Khi nồng độ khí độc này không được kiểm soát và tăng cao, tôm có thể xuất hiện tình trạng nổi đầu vào sáng sớm hoặc chiều tối, thậm chí có thể gây chết hàng loạt, gây tổn thất nặng nề cho người nuôi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Vậy, NO2 tác động xấu đến tôm như thế nào và làm thế nào để giảm thiểu những thiệt hại do nó gây ra?
NO2 TRONG AO NUÔI TÔM
NO2 là khí độc âm thầm hình thành từ phân hủy chất thải hữu cơ (thức ăn thừa, phân tôm, tảo chết) trong ao. Kiểm soát nước kém làm NO2 tăng cao, cực kỳ nguy hiểm cho tôm. Khi oxy thấp, vi khuẩn Nitrosomonas sẽ chuyển hóa amoniac (NH3) thành nitrit (NO2-), một chất cực kỳ độc hại cho tôm. Tôm sống trong NO2 cao dễ stress, yếu miễn dịch, chậm lớn, cản trở vận chuyển oxy, gây chết hàng loạt nếu không xử lý kịp.
TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ ĐỘC NO2 ĐẾN SỨC KHỎE TÔM
- Khi nồng độ NO2 trong ao tăng cao, tôm phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:
- Khả năng hô hấp của tôm bị suy giảm do NO2 cản trở quá trình trao đổi oxy, khiến chúng thường xuyên nổi lên mặt nước để tìm kiếm oxy, gây ra tình trạng stress và hạn chế khả năng di chuyển. Đặc biệt, sau quá trình lột xác, tôm có thể bị rớt đáy (hiện tượng "rớt cục thịt"), thường thấy ở các ao nuôi mật độ cao. Nếu không can thiệp kịp thời, hiện tượng này có thể lan rộng, gây thiệt hại lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.
- Không chỉ vậy, NO2 cao còn làm tôm ăn ít hơn, khả năng tiêu hóa kém đi, dẫn đến chậm lớn và khó đạt kích thước thương phẩm mong muốn.
- Thêm vào đó, khí độc này còn làm suy yếu hệ thống miễn dịch của tôm, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như hoại tử gan tụy (AHPND) hay hội chứng chết sớm (EMS), gây ra những tổn thất không nhỏ cho người nuôi.
NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN VÀ TÍCH TỤ KHÍ ĐỘC NO2:
- Kiểm soát tính toán lượng thức ăn cho tôm ăn không hợp lý, dẫn đến dư thừa thức ăn, làm tích luỹ và phân huỷ hữu cơ, sinh khí độc NO2.
- Mùn bả hữu cơ, phân tôm, xác tôm,…tích tụ dưới đáy ao lâu ngày.
- Lượng vi sinh vật có lợi không tồn tại trong ao nuôi hoặc tồn tại với mật độ rất thấp không đủ để chuyển hóa hoàn toàn các khí độc thành NO3 không gây độc cho tôm được.
- Hàm lượng oxy không được cung cấp đầy đủ dẫn đến chu trình nitrat hóa không diễn ra hoàn toàn và dẫn đến việc tích tụ NO2 trong ao nuôi bên cạnh đó cũng làm giảm mật độ vi sinh vật hữu ích trong ao nuôi
- Điền kiện thời tiết thay đổi thất thường tảo trong ao nuôi phát triển mất kiểm soát, khi tảo tàn xác tảo chết làm gia tăng chất hữu cơ dưới đáy ao cũng là nguyên nhân làm khí độc NO2 hình thành, tăng cao.
- pH tăng cao > 8,5, hàm lượng NH3 tích luỹ trong ao sẽ tăng cao, kéo theo lượng NO2 tăng cao.
PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VÀ ĐO LƯỜNG NO2 TRONG NƯỚC
Để phát hiện và đo lường nồng độ khí độc NO2 trong nước, người nuôi cần sử dụng các công cụ và kỹ thuật đo lường hiện đại như máy đo đa chỉ tiêu hoặc bộ kit thử nhanh. Những thiết bị này giúp xác định nhanh chóng mức độ ô nhiễm nước để có biện pháp xử lý kịp thời. Tần suất kiểm tra chất lượng nước cũng rất quan trọng; nên thực hiện ít nhất một lần mỗi tuần để đảm bảo rằng nồng độ NO2 luôn ở mức an toàn cho tôm.
CÁC GIẢI PHÁP TỐI ƯU HIỆN NAY
- Theo dõi, quản lý và kiểm soát các yếu tố môi trường: Thay nước định kỳ, kiểm soát và ổn định pH, mật độ tảo, tăng cường oxy hòa tan,… Thường xuyên kiểm tra nồng độ các khí độc NO2, H2S, NH3 để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bổ sung vi sinh vật có lợi: Có thể sử dụng vi sinh và chế phẩm sinh học như THIO CLEAN và men vi sinh BIO CLEAR, SUPER ZYME… định kỳ để phân hủy chất hữu cơ, hạn chế khí độc và ổn định hệ vi sinh trong ao.
- Kiểm soát thức ăn và chất thải: Cho tôm ăn đúng liều lượng, tránh dư thừa thức ăn gây tích tụ chất hữu cơ. Hút bùn đáy ao, xiphong thường xuyên để loại bỏ chất thải tích tụ.
- Quản lý hệ sinh thái ao: Duy trì mật độ tảo vừa phải, tránh hiện tượng tảo tàn đột ngột gây mất cân bằng sinh thái.
Việc giảm thiểu NO2 trong ao nuôi tôm là một quá trình yêu cầu sự phối hợp giữa kỹ thuật quản lý môi trường nước, ứng dụng công nghệ và nâng cao nhận thức người nuôi. Các giải pháp như kiểm soát chất lượng nước, sử dụng vi sinh vật có lợi, quản lý thức ăn hợp lý và áp dụng hệ thống lọc sinh học là những cách tối ưu nhất hiện nay.Thủy sản Châu Âu khuyến nghị bà con thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ đàn tôm an toàn. Nếu trong quá trình nuôi tôm, bà con gặp bất kỳ vấn đề hay có thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 02926.521.616 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!